ĐẶC ĐIỂM ẨM THỰC Ở TỪNG ĐỊA PHƯƠNG CỦA TRUNG QUỐC

***

     Mỗi lần các bạn du lịch hay đi chơi ở một nơi nào đó thì chắc chắn rằng các bạn sẽ không bao giờ bỏ qua những món ăn cũng như thưởng thức toàn bộ văn hóa ẩm thực tại đó. Hãy cùng du lịch Trung Quốc khám phá một số nét văn hóa đặc sắc trong nền ẩm thực của đất nước vô cùng rộng lớn này. Ẩm thực Trung Hoa được chia thành một số trường sau: Sơn Đông, Quảng Đông, Tứ Xuyên, Hồ Nam.

Sơn Đông

Đệ nhất ẩm thực Trung Hoa là trường phái ẩm thực Sơn Đông. Nét đặc trưng của ẩm thực vùng đất này là các món ăn mang vị nồng đậm, mạnh về rán, nướng, hấp với màu sắc tươi, rất bắt mắt. Đặc biệt, những món ăn thường sử dụng nhiều hành, tỏi, nhất là các món hải sản. Ốc kho, cá chép chua ngọt là hai món ăn nổi tiếng nhất của Sơn Đông

Quảng Đông

Là một trong 4 trường phái ẩm thực chính, ẩm thực Quảng Đông không ngừng tiếp thu tinh hoa các trường phái khác và kết hợp món ăn Tây trong món ăn của mình. Những món ăn Quảng Đông rất đa dạng về thành phần và được chế biến theo 21 cách nấu nướng khác nhau: xào, chiên rán, nướng, quay, hầm, hấp, kho, chao hấp bát úp… Về mặt phối hợp nguyên liệu và khẩu vị, người Quảng Đông thích cách chế biến sống. Ngày nay, người Quảng Đông rất yêu thích cá sống và cháo cá sống. Quảng Đông có một số món nổi tiếng như: lợn sữa quay, gà hấp muối, ngỗng quay, gà luộc, thịt heo xá xíu, tôm hấp, gà om rắn vv…Không chỉ đa dạng về ẩm thực mà tại đây cũng có rất nhiều phong cảnh đẹp thu hút rất nhiều tour Trung Quốc. Ẩm thực Quảng Đông: hình thành từ 3 truyền thống nấu bếp là Quảng Châu, Triều Châu, và Đông Giang, phong phú về thành phần, cách chế biến tinh tế và phức tạp. Quảng Châu nổi tiếng hơn cả về các món chiên, rán, hầm với khẩu vị thơm giòn và tươi. Nổi tiếng với món Tam xà long hổ phượng, lợn quay.

Hồ Nam

Trải qua hơn 2000 năm tồn tại và phát triển, trường phái ẩm thực Hồ Nam đã hoàn thiện và khẳng định mình bởi các món ngon độc đáo. Ẩm thực Hồ Nam nổi tiếng với 3 thành phần, đó là bếp lưu vực Hương Giang, bếp khu vực hồ Động Đình và bếp miền núi Hồ Nam. Những thực đơn và nghệ thuật nướng của các món ăn Hồ Nam rất tinh tế và hoàn mỹ. Khẩu vị cơ bản của Hồ Nam là béo, chua - cay, hương thơm và nhẹ nhàng. Những món ăn thường được sử dụng nhiều ớt, tỏi, hẹ tây và nước sốt để tăng hương vị cho món ăn.

Tứ Xuyên

Với địa thế hình lòng chảo, quanh năm có sương mù, khí hậu ẩm thấp nên các món ăn Tứ Xuyên rất cay. Các món ăn Tứ Xuyên chú trọng đến màu sắc, hương vị với nhiều vị tê, cay,ngọt mặn, chua, đắng, thơm trộn lẫn khéo léo, biến hóa linh hoạt. Không chỉ thế, những món ăn ở đây còn có nhiều kiểu cách đổi mùi vị, phù hợp với khẩu vị của từng thực khách, thích hợp với từng mùa, từng kiểu khí hậu trong năm.

Chiết Giang

Bao gồm các món ăn của Hàng Châu, Ninh Ba, Thiệu Hưng. Chủ yếu là của Hàng Châu. Món ăn Chiết Giang thường tươi mềm, thanh đạm, không ngấy. Ngoài sự cầu kỳ về lựa chọn nguyên liệu ra, kỹ thuật nấu nướng của món ăn Chiết Giang cũng rất độc đáo. Kỹ thuật nấu nướng món ăn Chiết Giang phong phú đa dạng nổi tiếng trong nước và nước ngoài, trong đó có sở trường về sáu mặt như xào, dán, xào sền sệt, lựu, hấp, nướng. Phương pháp nấu nướng quan trọng nhất là sức lửa, biện pháp nấu nướng thường dùng của món ăn Chiết Giang có hơn ba mươi loại, nấu thức ăn theo nguyên liệu, chú trọng phối hợp nguyên liệu chính và phụ, khẩu vị biến đổi đa dạng. Ngoài ra, món ăn Chiết Giang còn chú trọng khẩu vị nguyên chất, thích tươi giòn, giữ màu sắc và mùi vị của nguyên liệu. Còn có một đặc điểm nữa là chế biến tinh tế: món ăn Chiết Giang chú trọng hình thái, tinh xảo công phu, thanh nhã, mang cho người ăn quan niệm nghệ thuật đẹp đẽ. Ẩm thực Chiết Giang nổi tiếng với món tôm nõn Long Tỉnh, cá chép Tây Hồ, thịt heo kho Đông Pha, vịt hầm thịt muối Kim Hoa, cơm cháy sốt cà chua và tôm,...

Phúc Kiến

Gồm các món ăn Phúc Châu, Tuyền Châu và Hạ Môn, chủ yếu là món Phúc Châu. Các món ăn Phúc Kiến với nguyên liệu chủ yếu là hải sản, chú trọng vị ngọt, chua, mặn thơm, màu đẹp vị tươi. Nổi tiếng với món Kim phúc thọ, cá kho khô... Ẩm thực Hồ Nam: được hình thành từ thời nhà Hán, các món ăn của Hồ Nam thường được chú trọng độ thơm cay, tê cay, chua, cay và tươi. Đặc biệt là vị chua cay. Hồ Nam có món kho vây cá là nổi nhất.

An Huy

Gồm các món ăn của miền Nam An Huy, khu vực dọc sông Trường Giang và Hoài Hà. An Huy có sở trường về các món ninh, hầm. Người An Huy đặc biệt chú trọng về mặt dùng lửa. Ẩm thực An Huy chú trọng phối hợp các nguyên liệu hoang dã và thảo mộc. Sở trường của ẩm thực An Huy chính là các món hầm, ninh nhừ. Ẩm thực An Huy nổi tiếng với món vịt hồ lô, đậu hũ thối Bát Công Sơn, bánh trứng bác, vịt quay Lư Châu, ngỗng tiềm Ngô Sơn,...

Vân Nam

Ở Vân Nam, món ăn rất thịnh soạn. Một đĩa ớt tươi được bưng ra dọn lên chiếc bàn ăn khổng lồ xoay tròn. Cùng với đó là món ớt xào thịt trâu khô. vốn được coi là đặc sản của kho tàng ẩm thực Vân Nam. Khi người ta tẩm ướp để chế biến, bản thân miếng thịt trâu đã cay xé. Rồi khi được xào lên với mỡ, món thịt trâu khô Vân Nam lại được cho thêm đến quá nửa là những trái ớt khô quắt, đen sẫm. Miếng ớt giòn tan, cay dịu. Gà Hấp Nồi: như tên gọi của nó, món ăn này được nấu trong một nồi đất nung với nguyên liệu chính là thịt gà và rau quả tươi. Món ăn này rất cay, nhưng chắc chắn khi ăn bạn sẽ có cảm giác khá tuyệt vời và khá tốt cho sức khoẻ. Con gà được hầm trong nồi, cùng với các loại rau và gia vị, và hấp trong một vài giờ để có được độ mềm, món này thường ăn kèm với mì hoặc cơm. Khi bạn đang đi du lịch ở Vân Nam, bạn có thể dễ dàng thưởng thức món ăn này trong bất kỳ của các nhà hàng chuyên về các món ăn địa phương, hay các khách sạn phục vụ cho khách du lịch. Nhà hàng chuyên về các loại thực phẩm tại Vân Nam có mặt khắp nơi trên thế giới trong đó có Mỹ, các món ăn này ngày càng phổ biến. Thịt hầm Tuyên Uy: nếu bạn là một người thích ăn các món thịt nói chung, bạn chắc chắn nên thử món thịt này, đây là món ăn rất phổ biến ở Đại Lý. Các công thức cho món ăn này có nguồn gốc ở thành phố Tuyên Uy ở phía đông bắc Vân Nam, trong những năm gần đay nó đã trở nên rất phổ biến với khách du lịch đến Đại Lý, và thậm chí nó còn có mặt trong thực đơn của một số nhà hàng quốc tế lớn. Thịt hầm Tuyên Uy là khác biệt do màu sắc của nó tươi sáng, mùi thơm mạnh, hương vị đa dạng, và thịt khá dày nhưng lại không quá dai vì thế mà món ăn này đã giành một huy chương vàng tại Hội chợ Thế giới Panama vào năm 1915 về ẩm thực. Thịt hầm có mặt rộng rãi ở bất kỳ cửa hàng ở Vân Nam, với các nhà hàng ngoài tỉnh Đại Lý thì bạn có thể thưởng thức món ăn này đậm đà nhất và giữ đúng được hương vị của món ăn tại các nhà hàng dọc theo con đường Renmin.

Ẩm thực các dân tộc ở Trung Quốc

Ngoài ra còn phải kể tới những món ăn đặc sản của các dân tộc của Trung Quốc như: người Hà Nhì thường chế biến các món ăn của mình gồm các món luộc; món xào; món rang; món gỏi; món nướng; món tái; món quay; món rán; món xáo; món canh... Tất cả các món này khi ăn thường kèm với bát muối ớt hoặc nước mắm ớt. Món ăn ngày thường gồm có cơm, rau, thịt, cá, măng. Để món dưa chua thơm, ngon, khi lấy rau cải ở nương về đem phơi héo, dùng dao sắc thái nhỏ từ gốc đến ngọn, trộn lẫn với muối cho vừa mặn. Đem cho vào ống nứa hoặc chum đậy kín cho ít nước chua, thời gian ủ khoảng 1 tuần thì đem ra chế biến các món ăn tổng hợp. Dưa chua có thể xào thịt gà, lợn, khi xào phải vớt dưa và bóp hết nước chua, xào bằng chảo cho mỡ lợn và gia vị muối mắm. Khi ăn với cơm có vị chua và mùi thơm ăn với cơm rất ngon. Ngon nhất là món dưa xào cá suối. Cá được mổ moi bỏ ruột, ướp muối cho vào nồi ninh cho chín thịt mềm xương, sau đó mới cho dưa vào sau, cho gia vị muối mắm vừa đủ ăn rất ngon, dễ đưa cơm.Món canh cá chua, nguyên liệu gồm có cá hoặc đầu cá và loại lá chua có gai. Cá được làm sạch đem cho vào nồi ninh chín kỹ, sau đó cho lá chua buộc thành túm lại để khi vớt ra cho dễ. Lúc gần bắc xuống thì cho gia vị cho vừa. Khi ăn chan với cơm vừa thơm cá, vừa thơm mùi lá chua, đặc biệt là vị ngọt của cá, vị chua của lá hòa quyện rất dễ ăn. Món cá tái hay còn gọi là gỏi cá thì lấy cá được làm sạch, lọc bỏ xương, thái thành từng miếng nhỏ vuông bằng 2-3 đầu ngón tay, trần qua nước sôi, sau đó vắt ráo nước cho vào bát, tẩm ướp gia vị, rau thơm, ớt. Lấy loại rễ cây chát, quả chín cây măccó, vắt lấy nước chua cho vào cá, dùng tay bóp đều, để khoảng 5-10 phút là được ăn. Món này chỉ dùng được cho người lớn, trẻ con và phụ nữ chửa hoặc đang ốm không dùng. Gỏi cá dùng uống với rượu nấu rất hợp và ngon.Còn món cá chua thì làm sạch cá, đem ướp với muối, mắc khén để khoảng 5 phút, sau đó cho vào trong ống nứa đã được làm sạch. Mặt miệng ống cho một lớp cơm rồi dùng lá bịt miệng ống thật kỹ. Để khoảng 4-5 ngày thấy dậy mùi là cá đã ngấu chua. Lúc này vớt bỏ cá ra để chế biến nấu thành các món ăn. Món ăn được ưa thích là cá chua xào mỡ hoặc ăn trực tiếp. Khi làm món này thì gia vị hợp nhất để có thể tạo nên hương vị riêng của món ăn là ngoài muối, mì chính, nhất thiết phải có gừng. Người Hà Nhì vào tháng 3-4 đầu năm thường làm măng chua để ăn. Măng ống hoặc măng củ bó vỏ bỏ lớp vỏ, rồi ngâm nước sạch khoảng 10-15 phút. Chuẩn bị một chum nước hoặc một ống chứa nước đã được rửa sạch, rồi đổ nước vào chum. Sau đó thái bổ dọc măng thành từng miếng dày khoảng 3–5 cm, rồi cho vào chum ngâm ngập nước. Ngâm khoảng 5-7 ngày nước chua lên men đã ngấu, lúc này có thể mang chế biến để ăn. Các món chế biến có thể là: thịt lợn, già, xương sườn xào, xào với cá bống măng chua. Trường hợp thịt rang, xào trước thì cho măng vào sau cách khoảng 3-5 phút xào đảo đều cho 1 ít nước đun cho đến khi nếm măng không còn vị đăng đắng là được rồi với cho muối, mỳ chính gia vị như tía tô, rau thơm khác vào đảo đều rồi bắc ra ăn, làm món thịt xào măng chua thì nhiều dân tộc biết làm, nhưng người Hà Nhì có bí quyết riêng cho món ăn này khác so với dân tộc khác làm, đó là không nên cho muối vào khi măng chua chưa chín. Làm như vậy để giữ được hương cùng với vị ngăm ngăm đắng đặc trưng, cùng với sự mềm giòn của măng. Vào ngày Tết Âm Lịch, người Hà Nhì ở Trung Quốc không thể thiếu các món bún sợi gạo.

Còn về người H'mông đều dựa vào hai nguồn lương thực phẩm chính: từ các sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi; từ khai thác sản phẩm tự nhiên(săn bắn, hái lượm). Sản phẩm trồng trọt gồm có: lúa nương, ngô, sắn, khoai lang, đậu tương, lạc, rau (rau cải, bầu bí, các loại đậu) và gia vị như: hành, tỏi, gừng, ớt…Nguồn thực phẩm do chăn nuôi đem lại bao gồm: trâu, bò, dê, lợn, gà, vịt. Ngựa và chó được nuôi nhiều nhưng họ ít ăn thịt. Sản phẩm tự nhiên khai thác được đã bổ sung quan trọng cho nguồn lương thực, thực phẩm. Đó là các loại cây dùng để lấy bột ăn.Người Hmông ở Quý Châu, Hồ Nam, Vân Nam, Tứ Xuyên, Quảng Tây ăn ngô là chính, còn đối với người Hmông ở Hải Nam và Hồ Bắc, cây lúa nương là thức ăn chính của họ.Từ các nguồn lương thực, thực phẩm như trên, họ chế biến thành các món ăn. Món ăn của người Hmông (bao gồm cơm và thức ăn) cũng như của cư dân nương rẫy nói chung, thường đơn giản và ít được chế biến cầu kì.

Cơm: Người Hmông gọi món cơm với tên chung là mó, và tùy từng nguyên liệu nấu mà kèm thêm phụ danh; chẳng hạn, nấu bằng gạo là mó plê, nấu ngô- mó cừ, độn lẫn sắn- mó cò. Cách nấu cơm truyền thống gồm hai công đoạn: lần thứ nhất nấu hoặc đồ nửa sống, nửa chín sau đó trút ra rá cho khô rồi đồ lại lần thứ hai.

Với ngô họ có hai cách chế biến: xay thành bột, hoặc chỉ xay thành hạt nhỏ rồi độn với gạo. Sắn ăn độn cũng được chế biến bằng cách thái lát mỏng, hoặc nạo thành sợi đem trộn với gạo rồi nấu như trên.

Mó chà sang(cơm lam) khá phổ biến ở người Hmông, đồng bào thường dùng trong lúc đi nương hoặc đi rừng. Đối với cơm tẻ, họ chặt ống luồng, rửa sạch, đun nước gần sôi mới đổ gạo vào. Khi gạo sắp chín, chắt bớt nước, nút ống bằng lá rồi để cho cơm chín bằng lửa than. Đối với cơm nếp, người ta dùng ống nứa để nấu.

Thức ăn và cách chế biến: bữa ăn hằng ngày của người Hmông thường rất đơn giản. Ngoài món cơm, thức ăn chủ yếu là món canh nhạt, khi săn bắn được chim thú hoặc kiếm được tôm, cá, người ta nấu canh mặn hoặc nướng.

Khách đến chơi nhà nếu là nữ giới: vào lúc khan hiếm thức ăn có thể ngồi chung mân với gia đình. Khi có điều kiện, nữ chủ nhà sẽ tiếp khách mâm riêng. Nơi đặt mâm tiếp khách thường là ở gian giữa. Đối với khách là nam giới thì chủ nhà nhất thiết tiếp mâm riêng. Phụ nữ có trách nhiệm phục vụ khách ăn trước.

Tết của người Hmông thường sớm hơn tết của người Việt khoảng 1 tháng. Vào dịp này người ta thường tổ chức gói bánh, làm thịt lợn, gà. Đối với những gia đình khá giả, họ có thể làm thịt bò, đây cũng là dịp người ta tổ chức cúng lễ ma nhà để cầu mong một năm mới tốt lành. Ngoài tết Nguyên đán, người ta còn tổ chức đều đặn các lễ tết khác như Tết cơm mới, cúng ma buồng hoặc những lễ cúng đột xuất khác như: lễ đặt tên cho trẻ mới sinh hoặc khi có người đau ốm.

Một món ăn đặc trưng của người Hmông là món thắng cố. Nghĩa đen của nó là canh chảo. Món này chế biến như sau: tất cả các loại thịt, xương, lòng, gan, tim, phổi của một con vật như bò, dê, chó…được chặt và thái thành miếng nhỏ nấu chung vào một chảo canh. Vào những dịp quan trọng như cưới xin, ma chay…đồng bào hay nấu món thắng cố. Bánh canh há cảo nhân thắng cố (湯骨粉粿: Tāng gǔfěn guǒ), không như thắng cố được nấu theo kiểu cũ, người ta còn cho thêm bột ngũ vị hương. Khi ăn dùng kèm đậu phụ thối và ca la thầu. Người đi chợ thường hay mua món “thắng cố” ăn với cơm mang sẵn từ nhà đi. Người H'mông ở Hồng Kông cũng rất yêu chuộng các món ăn của người Hán. Họ cũng có thể biến tấu các món ăn H'mông xen lẫn với các món ăn của người Hán và Mãn Thanh.

Người Uyghur có các thực phẩm cho các món ăn nhất định bao gồm sữa ngựa (kymyz) cho Kyrgyzstan và cừu ruột của Xibe. Các món ăn của người Uyghur là nổi bật trong các nhà hàng ở Tân Cương. Dongxiang món ăn bao gồm mì luộc trong một món súp thịt cừu dày và cuộn xoắn hấp.Thực phẩm Uyghur là đặc trưng của thịt cừu, thịt bò, lạc đà (chỉ Bactria), gà, ngỗng, cà rốt, cà chua, hành tây, ớt, cà tím, cần tây, các loại thực phẩm từ sữa và trái cây. Một người Uyghur ăn sáng với trà với bánh mì nướng, Smetana, ô liu, mật ong, nho khô, và hạnh nhân. Uyghur muốn đối xử với khách với trà, naan, và trái cây trước khi các món ăn chính đã sẵn sàng. Hầu hết các loại thực phẩm Uyghur được ăn với đũa, một tùy chỉnh mà đã được áp dụng từ Hán văn hóa từ thế kỷ 19.

Người Uyghur có món ăn phổ biến được lengmen (لەڭمەن, ләңмән; Shou La Mian, 手拉面, shǒu lāmiàn, شو لاميا), một món mì có khả năng có nguồn gốc từ Trung Quốc lamian, nhưng hương vị của nó và phương pháp chuẩn bị là rất đặc trưng của người Uyghur. Nó là một loại đặc biệt của mì làm bằng tay, được làm từ bột mì, nước và muối. Bột được chia thành những quả bóng nhỏ và sau đó kéo căng bằng tay. Các món mì được đun sôi cho đến rất mềm và sau đó được phục vụ đứng đầu với xào thịt và rau (ớt chuông, ớt, bắp cải, hành tây và cà chua) trong kho thịt.Món ăn điển hình là polu (پولۇ, полу; 抓饭, zhuāfàn, جو فا; nghĩa là: "lấy gạo"), một món ăn tìm thấy trên khắp Trung Á. Trong một phiên bản phổ biến của người Uyghur polu, cà rốt và thịt cừu (hoặc thịt gà) đầu tiên được chiên trong dầu với hành tây, sau đó gạo và nước được thêm vào, và cả món ăn được hấp. Nho khô và mơ khô cũng có thể được thêm vào.

Các món ăn khác bao gồm súp làm từ thịt cừu hay thịt gà, và kawaplar (Uyghur: كاۋاپلار, каваплар) (thịt nướng) được làm từ thịt cừu hay thịt bò. Bánh mì là Trung Á phong cách nướng bánh mì dẹt gọi là nan (نان, нан; 馕, nang, نا), sử dụng hạt mè, bơ, sữa, dầu thực vật, muối, và đường;kawaplar, thịt ướp với bột ớt, muối, hạt tiêu đen, và thì là.

Sản phẩm chính của người Choang là các cây trồng nhiệt đới và cận nhiệt đới như gạo và ngô do khí hậu ôn hòa và lượng mưa dồi dào. Những người ăn tất cả các loại thịt, bao gồm thịt bò, thịt cừu, thịt lợn và thịt gà, vv Các loại rau của cuộc sống hàng ngày của họ có nhiều chủng loại. rau trần và dưa là những người ưa chuộng.

Ngoài các nguồn lương thực chính là gạo và ngô, người Dao cũng có nhiều món chế biến từ thịt và cá rất đa dạng. Món xào: Khi thịt gà, thịt lợn, thịt dê, thịt bò người Dao thường đem xào gừng và nghệ. Đối với thịt lợn, thịt gà khi chế biến món sào đều cho một ít nước và thường cho thêm gừng. Một số món như thịt bò, thịt trâu còn tươi cũng được đem xào chín với gừng. Chỉ có lòng gan lợn. thịt chim, thịt chuột đồng, nhộng được xào khô và cho thêm hành, gừng hoặc lá chanh thái nhỏ và cho một ít rượu. Trường hợp xào cho nhiều người ăn còn nêm thêm một số hương vị như thảo quả, quế, gừng, sả...

Món luộc: Để làm món thịt luộc, người Dao thường rửa sạch thịt và cắt thành miếng to bằng bàn tay. Sau đó bỏ vào nồi hoặc chảo, cho nước vừa đủ rồi bắc lên bếp lửa đun sôi, dùng đũa lật và chọc vào thịt để kiểm tra, nếu thấy chín đều thì vớt ra. Nước luộc thịt được đem nấu canh với rau cải, cải bắp hoặc với rau ngót, mồng tơi. Trước khi ăn, thịt luộc chín được đem thái hoặc chặt thành miếng nhà xếp vào bát, đĩa hay đổ thịt ra lá dong, lá chuối.

Món hầm: Thịt hầm cũng được người Dao ưa thích. Món thịt hầm thường phải có thêm những thứ bổ trợ như đu đủ, khoai sọ, măng khô, giá đậu tương, su hào... Tuỳ theo đặc điểm của món thịt hầm, họ có cho thêm một số gia vị như rượu, hành, hồ tiêu, củ sả, riềng, gừng...

Món nấu (o khấu): Trong các món ăn của người Dao, nếu so sánh với các món xào, luộc và hầm thì các món nấu từ thịt cũng không phải là ít. Họ rất thích ăn thịt lợn nạc nấu hoặc rim, nhất là thịt gà nấu canh gừng. Nhiều khi đậu phụ, trứng gà cũng được đem nấu canh. Ngoài ra, họ còn hay nấu canh thịt lợn nạc với phở hoặc miến dong, nấu xương lợn với bí đao... Khi bắt được những con cá to họ cũng hay đem nấu canh với gia vị. Nhìn chung, trong những ngày Tết hoặc lễ thường thấy xuất hiện nhiều món thịt nấu. Với ốc đồng hoặc ốc suối, họ thường đem rửa sạch, chặt đuôi rồi nấu canh nghệ, khi ăn thì mút lấy thịt bỏ vỏ. Món rán: Món rán được chế biến khá đơn giản. Khi thấy chảo nóng thì cho mỡ vừa đủ, sau đó đập trứng hoặc cho đậu phụ hay cá xuống rán cho đến khi chín thì vớt ra.

Món nướng: Trước đây khi thịt lợn, người Dao có thói quen lấy ít gan có cả mật và thịt nạc đem ướp muối rồi dùng tre gắp lại, đặt cạnh than hồng để nướng. Khi chín gan được thái từng miếng, mật thì cho vào bát rượu, sau đó chia cho mọi người cùng ăn, thịt nướng thái ra bát cho trẻ con ăn.

Đối với các món rau, trong các món thức ăn hàng ngày, món rau nấu canh mặn hoặc nhạt là món chính. Bất kể loại rau nào cũng được người Dao đem nấu canh, chẳng hạn như rau cải, cà chua, bắp cải, đu đủ, su su, rau bí, rau rền, măng, mướp, bầu, bí, khoai sọ.... Các loại rau như: mùi khai, ngọn khoai lang, lá non của cây sắn, rau cải làn, rau đớn thường được xào, ít dùng nấu canh. Tuy gọi là rau xào nhưng vẫn phải cho một ít nước để đun cho rau chín, tránh cho rau bị cháy. Hiện nay, do ảnh hưởng văn hoá, người Dao cũng ưa thích món rau luộc. Rất nhiều loại rau như rau cải, bắp cải, su hào, rau rền...được họ đem luộc ăn với nước chấm.

Với người Hồi,các món ăn rất đa dạng và thay đổi từ vùng này đến vùng. Nếu bạn đến thăm họ, bạn sẽ được phục vụ một loạt các món ăn đặc biệt. Người Hồi sống ở khu tự trị Ninh Hạ Hồi thích ăn bột; ở Cam Túc và Thanh Hải, họ ủng hộ lúa mì, ngô, lúa mạch, và khoai tây. Gaiwan Trà có chứa không chỉ với trà, nhưng cũng có nhiều thành phần dinh dưỡng khác như nhãn, táo tàu, vừng, đường phèn, và sơn tra. Chim bồ câu được coi là con chim thần thánh "có thể được ăn chỉ trong những trường hợp nhất định. Ví dụ, một con chim đang ăn cho người bệnh như một loại thuốc bổ, nhưng chỉ sau khi được sự chấp thuận của Imam. Họ thường bị cấm không được ăn thịt lợn, chó, ngựa, lừa, la cũng như máu của động vật. Hơn nữa, nếu người quốc tịch khác sử dụng một nồi hoặc món ăn để giữ thịt lợn, sau đó họ sẽ không sử dụng hoặc chạm vào các món ăn.

Tham quan khách nhận được ngấm trà và được phục vụ trái cây hoặc bánh tự làm. Tất cả các thành viên trong gia đình sẽ đến để chào đón khách hàng của họ, và, nếu khách là từ xa, bạn sẽ được nhìn thấy đi thậm chí ra khỏi làng của người Hồi.

Ẩm thực Trung Hoa được coi là ẩm thực mang đậm nét Phương Đông. Mỗi lần có tour du lịch Trung Quốc, đến với thế giới ẩm thực Trung Hoa là đến với những món ăn truyền thống từ mọi miền đất nước của họ. Mỗi một vùng miền lại mang trong mình một nền văn hóa ẩm thực với những nét đặc sắc riêng. Cũng chính bởi vậy, không chỉ người Trung Quốc mà ngay cả những thực khách nước ngoài khi đặt chân lên đất nước này luôn dành thời gian để được trải nghiệm những đặc sản vùng miền.

Nguồn: Sưu tầm

 

Bài viết liên quan

{%AMGV2.itemnews.img.alt%}

Đặc điểm Ẩm thực Trung Quốc

Gạo là thành phần chính của những món ăn Trung Hoa cũng như ở Tây Âu có món chính là bánh mỳ.Chỉ có một vài tỉnh ở phía Bắc, gạo được thay thế lúa mỳ do khí hậu & đất trồng trọt. Gạo và kê được nấu để nguyên cả hạt nhưng lúa mỳ thì thường xay nhỏ ra.

{%AMGV2.itemnews.img.alt%}

Lịch sử Ẩm thực Trung Quốc

Ẩm thực Trung Quốc có lịch sử đã hàng nghìn năm. Nó xuất phát từ nhiều vùng miền khác nhau và đã lan rộng ra khắp nơi trên thế giới. Trung Quốc rộng lớn, cảnh vật và địa hình đa dạng. Khí hậu, vùng miền có sự phân hóa sâu sắc. Chính điều này giúp ẩm thực nơi đây đa dạng và phong phú từ nguyên liệu đến cách chế biến.

{%AMGV2.itemnews.img.alt%}

Khái quát Ẩm thực Trung Quốc

Ẩm thực Trung Quốc (tiếng Trung: 中國菜, Bính âm:Zhōngguó cài) xuất phát từ nhiều vùng khác nhau của Trung Quốc và đã lan rộng ra khắp nơi trên thế giới - qua Đông Nam Á đến Bắc Mỹ, Úc và Tây Âu.

Câu hỏi thường gặp

Thẻ sau khi hết có được gia hạn không ạ hay phải mua thẻ khác?
Thẻ sau khi hết có được gia hạn không ạ hay phải mua thẻ khác?
Học với giáo viên ntn ?
Học với giáo viên ntn ?
Các gói học online
Các gói học online

Câu chuyện học viên

Nguyễn Thị Hương - Học Viên T02

hương

Nguyễn Thị Hương - Học Viên T02

 Lê Thị Thắm - Học Viên T06

thắm

Lê Thị Thắm - Học Viên T06

Nguyễn Trung Oánh - Học Viên T07

oánh

Nguyễn Trung Oánh - Học Viên T07

Hà Diễm

diem

Hà Diễm

Trần Mai Phương

phương

Trần Mai Phương

theme/frontend/images/noimage.png

Học thử miễn phí